Chủ trương Tự_Lực_văn_đoàn

Trong tuần báo Phong Hóa số 87 ra ngày 2 tháng 3 năm 1934, có in lời tuyên ngôn và tôn chỉ (10 điều) của Tự Lực văn đoàn như sau:

Tuyên ngôn

Tự lực văn đoàn họp những người đồng chí trong văn giới; người trong đoàn đối với nhau cốt có liên lạc về tinh thần, cùng nhau theo đuổi một tôn chỉ, hết sức giúp nhau để đạt được mục đích chung, hết sức che chở nhau trong những công cuộc có tính cách văn chương.Người trong Văn đoàn có quyền để dưới tên mình chữ Tự Lực văn đoàn và bao nhiêu tác phẩm của mình đều được Văn đoàn nhận và đặt dấu hiệu.Những sách của người ngoài, hoặc đã xuất bản, hoặc còn bản thảo, gửi đến Văn đoàn xét, nếu hai phần ba người trong Văn đoàn có mặt ở Hội đồng xét là có giá trị và hợp với tôn chỉ thì sẽ nhận đặt dấu hiệu của Đoàn và sẽ tùy sứ cổ động giúp. Tự Lực văn đoàn không phải là một hội buôn xuất bản sách.Sau này nếu có thể được, Văn đoàn sẽ đặt giải thưởng gọi là giải thưởng Tự Lực văn đoàn để thưởng những tác phẩm có giá trị và hợp với tôn chỉ của Đoàn.

Tôn chỉ

1. Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ không phiên dịch sách nước ngoài nếu những sách này chỉ có tính cách văn chương thôi: mục đích là để làm giàu thêm văn sản trong nước.2. Soạn hay dịch những cuốn sách có tư tưởng xã hội. Chú ý làm cho người và xã hội ngày một hay hơn.3. Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những sách có tính cách bình dân và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân.4. Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách An Nam.5. Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ.6. Ca tụng những nết hay vẻ đẹp của nước mà có tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không có tính cách trưởng giả quý phái.7. Trọng tự do cá nhân.8. Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa.9. Đem phương pháp khoa học thái tây[30] ứng dụng vào văn chương Việt Nam.10. Theo một trong 9 điều này cũng được miễn là đừng trái ngược với những điều khác.

Theo GS. Nguyễn Huệ Chi, qua 10 điều ấy, có thể thấy văn đoàn đã đề ra 4 chủ trương lớn, đó là:

  • Về văn học: Nhắm tới 3 mục tiêu lớn:
-1. Dấy lên một phong trào sáng tác làm cho văn học Việt Nam vốn đang nghèo nàn có cơ hưng thịnh.-2. Xây dựng một nền văn chương tiếng Việt đại chúng.-3. Tiếp thu phương pháp sáng tác của châu Âu hiện đại để hiện đại hóa văn học dân tộc.
  • Về xã hội: Đề cao chủ nghĩa bình dân và bồi đắp lòng yêu nước trên cơ sở lấy tầng lớp bình dân làm nền tảng.
  • Về tư tưởng: Vạch trần tính chất lỗi thời của những tàn dư Nho giáo đang ngự trị trong xã hội.
  • Về con người: Lấy việc giải phóng cá nhân làm trung tâm điểm của mọi sáng tác.[31]

Cơ cấu

Cơ quan ngôn luận của Tự Lực văn đoàn là tuần báo Phong Hóa (kể từ số 14 ra ngày 22 tháng 9 năm 1932, số cuối 190 ra ngày 5 tháng 6 năm 1936), và từ năm 1935 thêm tuần báo Ngày nay (số đầu tiên ra ngày 30 tháng 1 năm 1935, số cuối 224 ra ngày 7 tháng 9 năm 1940). Ngoài ra, văn đoàn còn có nhà xuất bản Đời Nay để tự xuất bản sách của mình.[32]

Trụ sở chính của văn đoàn đặt ở nhà số 80 phố Quán Thánh, Hà Nội. Đây vừa là tòa soạn báo Phong Hóa, Ngày Nay; vừa là trụ sở nhà xuất bản Đời Nay.Ban đầu, bút nhóm chỉ có 6 thành viên, gồm:

Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), là Trưởng văn đoàn và cũng là Giám đốc báo Phong Hóa.– Khái HưngHoàng ĐạoThế LữThạch LamTú Mỡ

Về sau, kết nạp thêm Xuân Diệu.

Bên cạnh đó còn có những cộng sự viên khác (không ở trong tòa soạn báo Phong Hóa và Tự Lực văn đoàn), gồm:

Một số văn nghệ sĩ kể trên, về sau đều thành danh, ít nhiều là nhờ người đứng đầu văn đoàn là Nguyễn Tường Tam. Theo GS. Nguyễn Huệ Chi, thì người đứng đầu ấy vốn là người có tài, có tâm và có tầm nhìn, biết đoàn kết cả nhóm trong một ý hướng chung, lại biết khơi gợi đúng thiên hướng của từng người mỗi tác giả trở thành một cây bút chuyên biệt nổi danh về một thể loại. Như Khái Hưng được ông khuyến khích chuyển từ lối viết luận thuyết trên các báo Văn học tạp chí, Duy tân (dưới bút danh Bán Than) sang viết tiểu thuyết; Tú Mỡ được ông gợi ý chuyên làm thơ trào phúng; Trọng Lang được ông cổ vũ đi hẳn vào phóng sự; còn Thế Lữ dưới con mắt Nguyễn Tường Tam phải là người mở đầu cho "thơ mới",...[34]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tự_Lực_văn_đoàn http://boxitvn.blogspot.com/2012/09/ung-ngay-nay-8... http://trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=7466&catid=3 http://vnca.cand.com.vn/doi-song-van-hoa/Den-voi-c... http://tiasang.com.vn/-van-hoa/doi-chut-ve-giai-th... http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&Categ... http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin... http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin... http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin... http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin... http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin...